^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 7: Không ai có thể phán xét Tòa Thánh; do đó các giáo hoàng Vaticanô II là giáo hoàng chân thật.
Trả lời:
Đầu tiên, mọi người cần hiểu lời dạy “Không ai có thể phán xét Tòa Thánh” có nghĩa là gì. Nó đến từ Hội Thánh tiên khởi. Ở Hội Thánh tiên khởi, khi một vị giám mục bị buộc tội, đôi khi sẽ có một phiên tòa do các vị giám mục khác chủ trì hoặc bởi một vị thượng phụ có thẩm quyền lớn hơn. Các giám mục này sẽ ngồi cùng phán xét vị giám mục bị buộc tội. Giám mục Rôma, tuy nhiên, vì ông là giám mục tối cao trong Giáo Hội, không thể bị xét xử bởi các giám mục khác hoặc bởi những người khác.
Đây là ý nghĩa của “Không ai có thể phán xét Tòa Thánh.” Nó không đề cập đến việc nhìn nhận một người lạc giáo công khai tự tuyên bố là giáo hoàng như kẻ không phải là một giáo hoàng thực sự. Và điều này đưa chúng ta đến điểm thứ hai, mà là điểm quan trọng nhất trong vấn đề này.
Thứ hai, Tòa Thánh đã nói với chúng ta rằng không có người lạc giáo nào có thể được chấp nhận là người chiếm hữu hợp lệ Tòa Thánh (Đức Giáo Hoàng)! Với toàn bộ thẩm quyền của mình, Giáo Hoàng Phaolô IV định tín rằng bất cứ ai đã được thăng chức lên Chức vị Giáo Hoàng như một kẻ lạc giáo không phải là một giáo hoàng chân chính và hợp lệ, và rằng ông có thể bị chối bỏ như một thầy phù thuỷ, dân ngoại, người thu thuế và lãnh tụ lạc giáo.
Giáo Hoàng Phaolô IV, Sắc Chỉ Cum ex Apostolatus Officio, ngày 15 tháng 2 năm 1559:
Ngoài ra, [theo Hiến chế của ta, mà có hiệu lực vĩnh viễn Ta ban hành, xác định, ban sắc lệnh và minh định:-] rằng nếu tại bất cứ thời điểm nào xuất hiện bất kỳ Giám mục, ngay cả khi ông đang hành động như một Tổng Giám mục, Thượng phụ hoặc Giám mục chủ tịch; hoặc bất kỳ Hồng y nào của Giáo Hội La Mã, hoặc, như đã đề cập, bất kỳ Phái viên, hay thậm chí Giám mục Rôma, trước khi được thăng chức hoặc tấn phong Hồng y hay Giám mục Rôma, đã đi chệch khỏi Đức tin Công Giáo hoặc rơi vào một số lạc giáo:
(i) việc thăng chức hoặc tấn phong, ngay cả khi nó không bị tranh cãi và nhận được sự đồng ý của tất cả các Hồng y, sẽ vô hiệu, vô nghĩa và vô giá trị;
(ii) không có khả năng giành lấy hiệu lực (cũng không phải vì thế nói rằng nó đã có hiệu lực) thông qua việc chấp nhận chức vụ, thánh hiến, quyền lực kế tiếp, cũng không phải thông qua sở hữu chính quyền, cũng không thông qua việc đăng quang giả định của một Giáo hoàng Giáo Hội La Mã, hay Tôn kính, hay tuân phục như thể bởi bởi tất cả, dẫu đã qua bao nhiêu thời gian trong tình huống nói trên;
(iii) nó sẽ không được xem như hợp lệ một phần trong bất kỳ cách nào ...
(vi) những ai như trên được thăng chức hay tấn phong sẽ bị tước quyền tự động, và không cần bất kì tuyên bố nào thêm, tất cả tước vị, vị trí, danh dự, danh hiệu, thẩm quyền, chức vụ và quyền lực...
(i) giáo sĩ, triều hay dòng; (ii) giáo dân; (iii) các Hồng y [v.v.]… sẽ được cho phép tại bất cứ thời điểm nào rút khỏi sự vâng phục và tận tâm mà không bị trừng phạt và tới những ai được phong chức hay tấn phong và phải tránh né chúng như thầy phù thuỷ, dân ngoại, người thu thuế, và lãnh tụ lạc giáo (những người phục tùng như thế, tuy vậy, chịu ràng buộc bởi nghĩa vụ là lòng trung thành và vâng phục bất cứGiám mục, Tổng Giám mục, Thượng phụ, Giám mục chủ tịch, Hồng y và Giám mục Rôma tương lai gia nhập hợp giáo luật).
Được đưa ra ở Rôma tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong năm Thiên Chúa Xuống Thế thứ 1559, 15 tháng 2, năm thứ tư nhiệm kỳ Giáo Hoàng.
+ Tôi, Phaolô, Giám mục Giáo Hội Công Giáo ...”
Do đó, một người đang vâng phục và tuân theo Tòa Thánh trong việc từ chối những kẻ lạc giáo tự nhận là giáo hoàng hậu Vaticanô II là không hợp lệ. Họ không phải là giáo hoàng chân chính, theo giáo huấn của Tòa Thánh.
Thứ ba, đó là ở gần mở đầu Sắc Chỉ này, trước khi tuyên bố người tín hữu có thể từ chối như hoàn toàn không hợp lệ “cuộc bầu cử” của một kẻ lạc giáo, Giáo Hoàng Phaolô IV lặp lại lời dạy rằng không ai có thể phán xét Toà Thánh.
Có thể nào có một lời xác nhận bất ngờ hơn rằng thuyết trống toà không mâu thuẫn với giáo huấn “Không ai có thể phán xét Toà Thánh” hơn sự thật là Tông Sắc của Giáo Hoàng Phaolô IV lặp lại giáo huấn về không ai có thể phán xét đức giáo hoàng ngay trước khi tuyên bố bố rằng những người tín hữu phải nhìn nhận như không hợp lệ cuộc bầu cử của kẻ lạc giáo!
Giáo Hoàng Phaolô IV, Sắc Chỉ Cum ex Apostolatus Officio, ngày 15 tháng 2 năm 1559:
“1. Khi đánh giá bổn phận của Ta và tình hình hiện đang chiếm ưu thế, Ta đã phải lo âu bởi ý nghĩ rằng một vấn đề thuộc loại này [tức là sai lầm liên quan đến Đức Tin] quá sức nghiêm trọng và nguy hiểm đến mức Giám mục Rôma, người đại diện dưới thế của Đức Chúa Trời và Thiên Chúa và Chúa chúng ta Giêsu Kitô, là đấng nắm giữ quyền lực trọn vẹn đối với các dân và các nước, đấng có thể phán xét tất cả và bị phán xét bởi không một ai trên thế giới này, dẫu sao cũng có thể bị đối nghịch nếu ông ta bị phát hiện đã đi chệch khỏi Đức tin.”
Giáo Hoàng Phaolô IV, không giống như những người phản đối thuyết trống toà sử dụng lập luận “không ai có thể phán xét Tòa Thánh,” phân biệt chính xác giữa một Giáo Hoàng Công Giáo thật sự mà không ai có thể phán xét, và một kẻ lạc giáo công khai (ví dụ: Biển Đức XVI), người đã thể hiện mình là một kẻ phi Công Giáo và không phải là Giáo hoàng, vì ông ở bên ngoài Đức tin chân thật. Đây là bằng chứng nổi bật cho thấy những người theo thuyết trống toà, những người cho rằng “cuộc bầu cử” của kẻ lạc giáo công khai Joseph Ratzinger không phải đang phán xét một giáo hoàng.
Thứ tư, nhiều người cố gắng bảo vệ các “giáo hoàng” Vaticanô II bằng cách nói rằng “không ai có thể phán xét Tòa Thánh” là chính họ có tội phán xét những hành động cách uy quyền nhất của những người mà họ nghĩ chiếm hữu Tòa Thánh. Hầu hết những người truyền thống từ chối Vaticanô II, các cuộc “phong thánh” của các “giáo hoàng” Vaticanô II, v.v. Đây là một quan điểm ly giáo, bác bỏ các hành động cách uy quyền mà họ xem là Tòa Thánh. Nó chứng minh rằng những “giáo hoàng” này hoàn toàn không phải là giáo hoàng và trên thực tế, không chiếm hữu Tòa Thánh.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Denzinger 330.
Bài Viết Liên Quan